Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Nghệ sĩ Bạch Tuyết truyền đam mê cải lương cho giới trẻ

Sáng 24-9, trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM đã tổ chức buổi giao lưu với Nghệ sĩ Bạch Tuyết với chủ đề "Viên Ngọc quý Cải lương Chi bảo"


Tham gia buổi giao lưu, Nữ nghệ sĩ đã nói về chặng đường hình thành của cải lương cũng như những thăng trầm của bộ môn nghệ thuật này. Xen vào đó là những trích đoạn cải lương được NS Bạch Tuyết thể hiện khiến học sinh thích thú.
NSND Bạch Tuyết truyền đam mê cải lương cho giới trẻ - ảnh 1
NSND cải lương Bạch Tuyết có buổi giao lưu với học sinh trường THPT Nguyễn Du
“Cải lương là bộ môn nghệ thuật, mang đặc trưng văn hóa của dân tộc. Vậy làm thế nào để cải lương đến gần hơn với giới trẻ?” Câu hỏi do Ngô Việt Hoàng Minh, học sinh lớp 10A18, trường THPT Nguyễn Du đặt ra cho NSND – Tiến sĩ cải lương Bạch Tuyết khiến cả hội trường vỗ tay tán thưởng.
NSND Bạch Tuyết cho biết vấn đề này đã được bà đề cập tại luận văn tiến sĩ với chủ đề “Sự thích nghi của nghệ thuật sân khấu cổ truyền các quốc gia Đông Nam Á với điều kiện sinh hoạt hiện đại của khán giả thế kỷ 21”. Theo góc nhìn của 1 nghệ sĩ gắn bó lâu năm với nghề, bà cho hay: nếu những thập niên trước khán giá phải tìm đến đến sân khấu để thưởng thức nghệ thuật thì ở thế kỷ thứ 21 sân khấu phải đến gần công chúng hơn, phải tìm đến khán giả.
NSND Bạch Tuyết truyền đam mê cải lương cho giới trẻ - ảnh 2
NSND Bạch Tuyết ca cải lương cùng với giáo viên trường THPT Nguyễn Du
Trước đây, cải lương có 2 nội dung xuyên suốt đó là chống ngoại xâm bảo vệ đất nước và bảo vệ văn hóa dân tộc. Tuy nhiên sau 1975, nghệ thuật cải lương trở nên "bơ vơ" và chậm phát triển hơn tất cả các loại hình khác. Một trong những lý do quan trọng nhất đó là đề tài của cải lương không sát với tình hình hiện tại.
Nữ nghệ sĩ nhấn mạnh: “Câu hỏi của em đã đặt ra một vấn đề nhức nhối hiện nay. Cải lương muốn tồn tại thì cần phải biết người trẻ cần gì, xã hội muốn gì. Và cải lương phải đi vào những đề tài nóng bỏng của cuộc sống, gắn liền với đời sống thường nhật. Một nhà nghiên cứu đã từng nói muốn biết thời đại như thế nào, muốn biết âm hưởng của tuổi trẻ ra sao chỉ cần nghe âm nhạc của thời điểm đó”,
NSND Bạch Tuyết truyền đam mê cải lương cho giới trẻ - ảnh 3
Học sinh thích thú trước những chia sẻ của NSND Bạch Tuyết về cải lương.
"Cô Ba" chia sẻ: “Khi làm nghệ thuật cải lương, tôi luôn chăm chú, quý trọng những khán giả lớn tuổi. Tôi càng trân trọng hơn nếu như tiếng hát của mình đến được với thế hệ trẻ bởi thế hệ trẻ chính là tương lai của dân tộc. Khi tôi nghe bài Em gái mưa rồi Lạc trôi, tôi cảm thấy các bạn trẻ có quá nhiều thông tin để nghe, có nhiều thông tin để biết. Tôi hiểu và  cảm nhận được vì sao những tác phẩm đó lại hút giới trẻ bởi vì nó đi sâu vào đời sống của các bạn. Do đó, tôi đã cover bài hát trên để xem thử các thời đại có gặp nhau hay không. Và khi những bài hát đó được đăng lên youtube, có rất nhiều bạn trẻ vào comment. Tôi cảm thấy may mắn vì dù ở cách nhau nhiều thế hệ nhưng chúng ta cùng một khao khát, cùng một ước mơ sẽ gặp nhau
Bà cho biết mình đã lập một kênh youtube về dạy cải lương: “Tôi nghĩ thời đại internet, những người đi trước nên chia sẻ thông tin và hãy tin rằng các bạn trẻ nhận được thông tin và sẽ biết sử dụng thông tin đó một cách có hiệu quả. Đó cũng là cách tôi truyền đạt là bộ môn nghệ thuật dân tộc tới bạn trẻ”
Kênh Youtube của NSND Bạch Tuyết
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du, giáo dục âm nhạc truyền thống là một chủ trương của ngành. Từ 2 năm nay, trường đã đưa môn âm nhạc truyền thống vào giảng dạy. Việc tổ chức chương trình đờn ca tài tử hay là hoạt động cải lương là trách nhiệm của người làm công tác quản lý đưa âm nhạc truyền thống vào trường học.

>> XEM THÊM:

NSND Bạch Tuyết không ngại tai tiếng khi làm mới hình ảnh

"Cải lương chi bảo" Bạch Tuyết đầu tư nửa tỷ đồng đầu tư trang phục để xuất hiện trên ghế nóng một cuộc thi phát sóng trên truyền hình.

>> Có thể bạn chưa biết: Nghệ sĩ Bạch Tuyết là ai?
Nữ nghệ sĩ đang làm giám khảo cuộc thi ca hát "Sao nối ngôi" dành cho con cháu của các nghệ sĩ. Bà chi hơn 500 triệu đồng may trang phục riêng cho cả 13 tập. 
Trang phục của Bạch Tuyết tại Sao nối ngôi

Bạch Tuyết nói - "Nghệ sĩ phải mới, cái mới đó phải đi chung với khung cảnh. Các thí sinh luôn biến đổi phong cách, cớ gì tôi lại không chịu thay đổi bản thân. Mới chưa chắc đã hay nhưng dù sao cũng phải sáng tạo, đặc biệt với nghệ thuật"
Được biết: Những bộ áo dài sau khi mặc sẽ được tổ chức đấu giá để quyên góp cho nghệ sĩ nghèo. Bạch Tuyết liên tục thay đổi phong cách thời trang. Ở tập 6, bà hóa thân thành ca sĩ nhạc rock với váy đen, tóc búi cao. Ở tuần khác, nghệ sĩ mặc theo phong cách hoàng gia Anh với mũ đội đầu, trang sức bạch kim. Với các tuần chủ đề âm nhạc truyền thống, bà diện áo dài trong bộ sưu tập mới nhất của bộ đôi thiết kế - Phạm Sĩ Toàn và Huỳnh Bảo Toàn. Nhiều mẫu áo phải đính kết thủ công hàng tháng.
Trong âm nhạc, Bạch Tuyết cũng luôn tìm cách đổi mới. Bà thường nghe nhạc trẻ và cover những bản hit như Em gái mưa, Lạc trôi, Người lạ ơi... Các nghệ sĩ cổ nhạc thường ngại sáng tạo vì sợ khán giả không chấp nhận, nhưng bà chấp nhận bị gièm pha để được công chúng trẻ đón nhận. Ca khúc Em gái mưa phiên bản vọng cổ của nghệ sĩ đạt vài trăm nghìn lượt xem sau vài ngày ra mắt, do đó bà cho rằng nếu có hàng nghìn người không thích cũng là chuyện bình thường.
Bà lí giải: "Sống trong đời ai mà không bị gièm pha, oan khiên, vấn đề là tôi có làm tổn thương cho ai hay khiến cuộc sống này tốt đẹp hơn? Người mở đầu lúc nào cũng bị 'tiếng bấc tiếng chì', nhưng nếu không có người khai phá, nghệ thuật sẽ luôn cũ mèm"

***Bạch Tuyết Cover 'Em gái mưa' phiên bản vọng cổ:

Hé lộ lý do Bạch Tuyết vắng mặt trong lễ kỷ niệm 100 năm cải lương

Nghệ sĩ Bạch Tuyết - cây đa cây đề của Cải lương lại vắng mặt trong chương trình kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương của TP.HCM. Và dưới đây là lý do được đưa ra từ người trong cuộc

>> Nếu bạn chưa biết: Nghệ sĩ Bạch Tuyết là ai?


Trong những ngày qua, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) đã diễn ra sự kiện 100 năm sân khấu Cải lương quy tụ gần như đông đủ các nghệ sĩ cải lương tên tuổi tập luyện chuẩn bị chương trình kỷ niệm 100 năm cải lương của TP.HCM vào hai đêm 13 và 14-1.
Gần 400 nghệ sĩ, diễn viên múa… đã hội tụ về để thực hiện chương trình. Trong đó có sự góp mặt của 20 gương mặt nghệ sĩ cải lương gạo cội như: Ngọc Giàu, Hồng Nga, Lệ Thủy, Minh Vương, Thanh Tuấn, Thanh Điền, Thanh Kim Huệ, Tuấn Thanh… cùng những ngôi sao cải lương nhiều thế hệ như Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Vũ Luân, Trinh Trinh, Quế Trân, Bình Tinh…
dàn nghệ sĩ tập duyệt trước giờ diễn
Nhiều khác giả đã phát hiện ra và thắc mắc vì sự vắng mặt của "cải lương chi bảo" Bạch Tuyết trong chương trình. Tổng đạo diễn chương trình Hoa Hạ cho biết việc mời nghệ sĩ nào tham gia chương trình là do Sở Văn hóa – Thể thao TP.HCM quyết định. PV đã liên lạc với ca sĩ Thanh Thúy – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao qua điện thoại nhưng không có người bắt máy.
Tuy nhiên, nghệ sĩ Bạch Tuyết giải thích bà có nhận được lời mời tham gia chương trình 100 năm cải lương ở phố đi bộ của Sở Văn hóa – Thể thao. Nhưng vì lời mời tới khá trễ, bà đã nhận lời đi quay trước đó nên không thể tham gia.
Nghệ sĩ Bạch Tuyết (Trái)
"Tôi chúc chương trình đạt được nhiều thành công tốt đẹp. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến khán giả đã nhớ đến tôi. Việc tôi xuất hiện với cải lương là bất cứ lúc nào mình có thể chứ không phải chỉ ở dịp kỷ niệm 100 năm này, xin khán giả yên tâm”
Về vấn đề này, Giám đốc Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM, NSND Trần Ngọc Giàu chia sẻ: “Việc mời nghệ sĩ tham gia chương trình là do Sở Văn hóa- Thể thao phụ trách, tôi không biết rõ nên không thể nêu ý kiến. Tuy nhiên cá nhân tôi thấy rằng chị Bạch Tuyết không có lý do gì mà không mời xuất hiện ở chương trình bởi chị là nghệ sĩ nhân dân. Mà đã là nghệ sĩ nhân dân thì tên tuổi, sự cống hiến của chị cho nghệ thuật cải lương là rất lớn, đều được nhà nước và khán giả công nhận”.

>> XEM THÊM:
Cuộc đời và sự nghiệp của "Cải lương Chi bảo" - Nghệ sĩ Bạch Tuyết

Cuộc đời và sự nghiệp của "Cải lương Chi bảo" - Nghệ sĩ Bạch Tuyết

Bà tên thật là Nguyễn Thị Bạch Tuyết, sinh 24 tháng 12 năm 1945 tại làng Khánh Bình, Châu Ðốc (nay thuộc xã Khánh An, huyện An Phú), tỉnh An Giang). 
Từ thuở còn đi học, năng khiếu ca, ngâm của bà đã hé lộ và được các thầy cô đưa lên trình diễn trong những đêm văn nghệ.
Bach Tuyet
Bà mồ côi mẹ năm 9 tuổi, và bắt đầu đi hát ở các nhà hàng với những bài tân nhạc như "Nắng đẹp miền Nam", "Làng tôi", "Tiếng còi trong sương đêm"...
Thời điểm đó, Bạch Tuyết rất hâm mộ nghệ sĩ Thanh Nga. Trong một lần gặp gỡ, được nữ thần tượng nhận xét rằng Bạch Tuyết rất có khiếu hát cải lương, lời khích lệ đó là một trong những động lực đưa bà đến với nghiệp hát.
Năm 1960, Bạch Tuyết vào học trường nội trú của các ma-sơ Công giáo, thời gian này bà giao du học hỏi với nhiều nghệ sĩ, trong đó có soạn giả Điêu Huyền. Nhờ đó tên tuổi của bà dần được xuất hiện trên các đài phát thanh, trên báo chí. Điêu Huyền nhận bà làm con nuôi, cho gia nhập đoàn Kiên Giang, sự kiện này giúp đỡ bà rất nhiều trên bước đường nghệ thuật về sau.
Năm 1961, đoàn Kiên Giang diễn vở "Lá thắm chỉ hồng", cô đào chính tới trễ, Bạch Tuyết bất ngờ được giao vai cô lái đò Lệ Chi, diễn xuất của bà khiến khán giả hết sức ngạc nhiên. Bà được Út Trà Ôn mời về đoàn Thống Nhất, với vở "Tiếng hát Muồng Tênh" tên tuổi bà bắt đầu nổi.
Đang hát và nổi tiếng với Đoàn Thống Nhất, thì bà nghỉ nửa năm để ôn thi Tú Tài. Sau này, bà cũng nhiều lần đang hát thì nghỉ ngang như thế để đi học.
Cuối năm 1962, bà vào đoàn Bạch Vân. Năm sau được nhận giải Thanh Tâm cho diễn viên triển vọng.
Năm 1964, bà về hát cho đoàn Dạ Lý Hương, hợp tác với các soạn giả danh tiếng bấy giờ là Hà Triều - Hoa Phượng, tài năng của bà càng được khẳng định. Năm sau, vở "Tần Nương Thất" đã mang lại cho bà huy chương vàng giải Thanh Tâm cho nghệ sĩ xuất sắc.
Năm 1966, Hùng Cường gia nhập đoàn Dạ Lý Hương, cùng với Bạch Tuyết tạo thành 1 cặp đôi hoàn hảo trong mắt khán giả. Bà ở lại đoàn Dạ Lý Hương thêm 2 năm nữa.
Năm 1985 (40 tuổi), Bạch Tuyết bước vào giảng đường đại học và có được bằng Cử nhân Ngữ văn.
Năm 1988, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú, cũng năm này bà tốt nghiệp khoa đạo diễn ở Viện hàn lâm Sân khấu và Điện ảnh tại Sofia - Bulgaria.
Năm 1995, bà bảo vệ luận án Tiến sĩ với đề tài "Sự thích nghi của nghệ thuật sân khấu dân tộc cổ truyền của các quốc gia Đông Nam Á", trở thành tiến sĩ nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam.
Năm 2012, bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở lần xét duyệt thứ 7 (năm 2011)

>> XEM THÊM: